Dù đã có hay chưa có kinh nghiệm kinh doanh cà phê thì sự thành công còn phụ thuộc vào rất nhiều khâu chuẩn bị. Để giúp cho quá trình kinh doanh của mình thuận thợi lơn, bạn hãy tham khảo qua 10 gợi ý trong lĩnh vực kinh doanh và phê sau.

Tìm hiểu kinh nghiệm kinh doanh cà phê sẽ giúp bạn có hỗ trợ đắc lực khi bắt đầu kinh doanh
Mở quán cà phê là một lĩnh vực khởi nghiệp rất thịnh hành hiện nay đối với những bạn trẻ. Tuy nhiên hình thức này không giống như những lĩnh vực khác vì sự cạnh tranh khá khốc liệt. Nếu như bạn tính toán đúng sẽ mang lại rất nhiều loại nhuận, ngược lại sẽ khiến bạn đóng cửa trong thời gian ngắn. Nếu như bạn thích cà phê, sau đây TNI sẽ đưa ra những kinh nghiệm kinh doanh cà phê để hỗ trợ bạn trong quá trình kinh doanh của mình.
Nghiên cứu thị trường
Kinh nghiệm kinh doanh cà phê đầu tiên mà bất kỳ ai khi bước vào kinh doanh ở mọi lĩnh vực cũng phải thực hiện. Nhờ vào kết quả này bạn sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về thị trường cũng như phân khúc tại thời điểm kinh doanh. Từ đây bạn sẽ lập được kế hoạch kinh doanh quán cà phê thêm hoàn chỉnh, khoanh vùng được vị trí mở quán và khách hàng mục tiêu của mình.
Để nghiên cứu thị trường bạn cần thực hiện các bước như:
- Đến một số quán cà phê đông khách để thức thức đồ uống, sau đó đánh giá lại chất lượng sản phẩm của quán đó.
- Quan sát khách hàng đến quán đó đã gọi những loại đồ uống gì và bạn xem có nên bổ sung chúng vào menu của cửa hàng mình không.
- Bạn có thể tham khảo giá để định giá cho những thức uống của cửa hàng mình.
- Nghiên cứu phong cách thiết kế của mỗi quán, tìm điểm khác biệt và đánh giá những điểm yếu của họ để không lập lại cho cửa hàng của mình.
Xác định mục tiêu kinh doanh cà phê
Một kinh nghiệm kinh doanh cà phê tiếp theo mà bạn không nên bỏ qua là xác định được mục tiêu kinh doanh của mình. Nếu như bạn xác định rõ mục tiêu kinh doanh, việc thực hiện hóa kế hoạch mở quán cà phê sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Mục tiêu mở quán cà phê thường sẽ liên quan đến doanh số, thiết kế không gian, hình ảnh quán, lợi nhuận, số lượng quán mở thêm,… Việc xác định mục tiêu cần phải tuân thủ các nguyên tắc như: Rõ ràng, cụ thể, thực tế, đo lường được, có mốc thời gian hoàn thành cụ thể.
Lập kế hoạch kinh doanh cà phê

Hầu hết các quán cà phê thất bại đều liên quan đến nóng vội, chưa xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết đã bắt tay vào hành động. Vì vậy kinh nghiệm kinh doanh cà phê hữu ích là bạn cần xây dựng kế hoạch kinh doanh cho riêng quán của mình.
Quá trình này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thị trường kinh doanh, khách hàng cũng như đoán được con số để kinh doanh thành công hơn. Ngoài ra dựa vào kế hoạch kinh doanh, bạn sẽ vạch được kế hoạch phát triển quán cà phê trong từng giai đoạn.
Chuẩn bị đủ vốn
Trong việc duy trì hoạt động của cửa hàng, vốn chính là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất. Mỗi một quy mô cửa hàng sẽ cần nguồn vốn khác nhau vì vậy bạn có bao nhiêu vốn sẽ quyết định cửa hàng của bạn sẽ ra sao. Vì khi cửa hàng chưa đi vào hoạt động, bạn không thể nào mang trong mình một khoản nợ lớn được.
Ngoài ra biết mức thu nhập trung bình mỗi ngày của quán là bao nhiêu cũng là 1 kinh nghiệm kinh doanh cà phê tốt. Bạn cần có kế hoạch sử dụng nguồn vốn hợp lý sao cho vừa tiết kiệm chi phí đầu tư lại vừa không làm ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu hay cửa hàng.
Một kế hoạch rõ ràng sẽ giúp bạn nắm được những khoản thu chi, cái nào bỏ, khoản nào cần bổ sung hay cắt giảm. Khi vốn sử dụng được hợp lý bạn sẽ tiết kiệm được chi phí đầu tư, có thể vốn để chi trả cho các khoản chi phí khác.
Chọn mặt bằng thích hợp

Một kinh nghiệm kinh doanh cà phê không kém quản trọng khác là chọn mặt bằng thích hợp. Yếu tố này sẽ quyết định đến 30% sự thành công khi bạn kinh doanh quán cà phê.
Các vị trí đẹp và tốt cho việc kinh doanh quán cà phê là các ngã tư, gần các khu trung tâm mua sắm, trường đại học, khu dân cư, tòa nhà văn phòng,… Ngoài ra bạn cần phải hiểu rõ những điều khoản bên trong hợp đồng thuê mặt bằng hay thuê nhà. Điều này sẽ tránh tình trạng bị nâng giá mặt bằng khi chỉ vừa kinh doanh trong thời gian ngắn.
Tìm nhà cung cấp nguyên liệu uy tín
Chất lượng của nguyên liệu sẽ quyết định đến chất lượng của đồ uống, còn giá thành nguyên liệu sẽ ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của quán. Vì vậy bạn cần có kiến thức về nguyên liệu và so sánh, đánh giá chất lượng, giá cả của từng loại.
Để trở nên thành công trong kinh doanh, bạn cần tìm kiếm nhà cung cấp nguyên liệu tố và đáng tin cậy. Sau đó bạn hãy giữ mối quan hệ tốt với đơn vị cung cấp, không nên thay đổi quá nhiều nguồn cung cấp nguyên liệu.
Tùy vào mục tiêu kinh doanh quán cà phê của mình mà bạn có thể lập danh sách những nguyên liệu chính, phụ cần có và tìm nhà cung cấp tương ứng.
Thiết kế Menu và cửa hàng

Menu chính là thứ giúp thể hiện tầm nhìn và cả chủ đề của quán, đây cũng là một trong những kinh nghiệm kinh doanh cà phê mà bạn cần áp dụng. Để lên được ý tưởng thiết kế Menu bạn cần quan tâm đến vị trí, cách sắp xếp đồ uống, lựa chọn màu sắc, hình ảnh, Font chữ, giá cả, đoạn mô tả,…
Nhằm giảm bớt chi phí, bạn có thể tự mình chụp ảnh sản phẩm và thiết kế Menu cho quán. Nếu như bạn biết nhiều về đồ họa, bạn có thể dùng những công cụ thiết kế chuyên nghiệp. Còn nếu không chuyên bạn vẫn có thể chọn những công cụ hỗ trợ thiết kế trực tuyến. Sau khi đã có bản thiết kế, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của những người có kinh nghiệm hoặc bạn bè để chỉnh sửa thật đẹp và chuyên nghiệp nhé!
Xây dựng quán
Dựa vào những điều kiện bên ngoài như nguyên vật liệu, thợ thi công, thời tiết,… mà thời gian thi công xây dựng cũng như chất lượng của quán cà phê sẽ thay đổi theo.
Vì vậy trong suốt khoảng thời gian thi công xây dựng, bạn cần phải theo sát quá trình này. Đây là cách để bạn đảm bảo chất lượng của cửa hàng cũng như giúp tiến độ phù hợp với kế hoạch đã đặt ra.
Tuyển và đào tạo nhân viên

Đặc thù của việc kinh doanh nằm ở chất lượng dịch vụ và sản phẩm. Vì vậy kinh nghiệm kinh doanh cà phê tiếp theo là bạn cần khiến cho khách hàng của bạn hài lòng. Theo đó bạn cần tạo một quy trình chuẩn chung về dịch vụ khách hàng cho nhân viên của mình. Bạn cần đưa ra quy chuẩn về tư cách chào hỏi, giải đáp thắc mắc, giới thiệu đồ uống cho khách, phục vụ,…
Trong giai đoạn đầu khi bắt đầu, bạn có thể thuê nhân viên có kinh nghiệm kinh doanh cà phê như về phục vụ hay pha chế. Tuy nhiên về lâu dài bạn hãy tìm kiếm và đào tạo nhân viên có thái độ phục vụ tốt nhất.
Lên kế hoạch Marketing cho quán
Xây dựng kế hoạch truyền thông và tiếp thị là cách nhanh nhất để bạn xây dựng mạng lưới kinh doanh của mình. Bạn có thể đưa ra các chương trình tiếp thị tại điểm bán, khuyến mãi, hình ảnh,… để thu hút sự quan tâm của khách hàng.
Kết luận
Mở quán cà phê không phải là một công việc dễ dàng và lương cao như nhiều người vẫn nghĩ. Ngay từ đầu khi kinh doanh, bạn sẽ có rất nhiều khó khăn khác nhau. Vì vậy tham khảo những kinh nghiệm kinh doanh cà phê trên của Lê Hoàng Diệp Thảo sẽ giúp bạn khởi nghiệp thành công hơn.