7 sai lầm bạn cần tránh nếu muốn kinh doanh cà phê

Kinh doanh cà phê được nhiều người lựa chọn để khởi nghiệp.

Kinh doanh cà phê đang trở thành mô hình được nhiều người lựa chọn để khởi nghiệp. Tuy nhiên để có thể thành công trong ngành này không hề dễ dàng. Trong bài viết này, TNI sẽ đưa những sai lầm phổ biến nhất khi kinh doanh quán cà phê.

Kinh doanh cà phê được nhiều người lựa chọn để khởi nghiệp.
Kinh doanh cà phê được nhiều người lựa chọn để khởi nghiệp.

1. Sai lầm khi chọn lựa mặt bằng kinh doanh cà phê

Yếu tố đầu tiên mà người kinh doanh cà phê cần xem xét chính là lựa chọn mặt bằng. Địa điểm mở quán cà phê ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh. Bạn nên quan sát lưu lượng người và xe cộ qua lại ở khu vực đó. Nhờ vậy, bạn có thể dự đoán được số lượng khách hàng tiềm năng. 

Bên cạnh đó, mặt bằng kinh doanh cà phê cũng nên nằm ở những nơi thuận lợi về giao thông. Khu vực để xe cho khách cần được đảm bảo. Không một vị khách nào cảm thấy thoải mái khi phải đi gửi xe ở một địa điểm khác chỉ vì quán cà phê không có chỗ để xe. 

Việc lựa chọn địa điểm kinh doanh cà phê còn phụ thuộc vào nhóm khách hàng mục tiêu. Nếu bạn hướng đến khách hàng là học sinh, sinh viên thì nên đặt ở những khu vực gần trường học, tập trung đông đảo giới trẻ. Việc này giúp cho việc kinh doanh trở nên thuận lợi hơn rất nhiều lần.

Chính vì những lý do trên, bạn nên cân nhắc thật kỹ để tránh mắc phải sai lầm khi lựa chọn mặt bằng. 

Lựa chọn mặt bằng phù hợp giúp bạn thu hút khách hàng tiềm năng.
Lựa chọn mặt bằng phù hợp giúp bạn thu hút khách hàng tiềm năng.

2. Sai lầm khi xác định khách hàng mục tiêu

Phân tích thị trường và xác định khách hàng mục tiêu là nhiệm vụ không thể thiếu của bất kỳ loại hình kinh doanh nào. Việc phân tích đúng và đủ những yếu tố này giúp quá trình đưa quán cà phê từ ý tưởng tới thực tế một cách đơn giản hơn. 

Đặc điểm của khách hàng chính là điều kiện cần để bạn xây dựng thiết kế, menu, màu sắc,… Mỗi nhóm khách hàng sẽ có tính cách, hành vi, nhu cầu khác nhau. Do vậy, bạn không nên để tệp khách hàng quá lớn mà nên khoanh vùng tệp khách hàng càng chi tiết càng tốt. Khi đó, bạn sẽ thực sự hiểu rõ khách hàng của bạn cần gì, muốn gì. Nhờ vậy, quán cà phê dễ dàng xây dựng được kế hoạch kinh doanh giải quyết các nhu cầu của khách hàng mục tiêu.

Bạn không nên mở ra một không gian cà phê với những hình ảnh mang hơi hướng sôi động tại những khu vực tập trung đông dân văn phòng. Không hẳn là bạn sẽ thất bại với mô hình kinh doanh này nhưng những người đi làm họ cần nơi yên tĩnh để làm việc, gặp gỡ đối tác thay vì âm nhạc như quán bar. Như thế là bạn đang đi ngược lại với nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Điều này khiến cho bạn khó có thể trụ lại lâu được tại khu vực này. Còn nếu khách hàng của bạn là những người có nhu cầu giải trí thì việc kinh doanh cà phê kết hợp cùng âm nhạc sôi động là lựa chọn không tồi.

3. Thiếu chiến lược Marketing phù hợp

Không doanh nghiệp nào có thể hoạt động lâu dài mà thiếu đi chiến lược Marketing. Đặc biệt đối với quán cà phê, các chiến dịch truyền thông rất quan trọng. Thông qua những hoạt động quảng bá, thương hiệu sẽ tiếp cận được nhiều khách hàng mục tiêu hơn. Đồng thời để lại những ấn tượng tốt trong lòng khách hàng.

Không chỉ trong giai đoạn đầu mà chiến lược Marketing cần được xây dựng xuyên suốt trong thời gian vận hành quán cà phê. Đặc biệt, quán cà phê nên có hoạt động tương tác, tri ân tới khách hàng nhằm gợi nhớ hình ảnh của thương hiệu. 

Chiến lược Marketing cần được đổi mới trong suốt quá trình hoạt động của quán.
Chiến lược Marketing cần được đổi mới trong suốt quá trình hoạt động của quán.

4. Năng lực quản lý kém

Có thể thấy rằng năng lực quản lý đóng vai trò lớn trong việc điều hành quán cà phê. Một người quản lý kém không thể kiểm soát được việc pha chế, nguyên liệu, chi phí… trong quán hiệu quả. Thêm vào đó, người không có năng lực quản lý sẽ khó đào tạo được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, thân thiện. Hậu quả là quán cà phê sẽ dần đánh mất đi khách hàng tiềm năng của mình. 

Một người quản lý giỏi cần đáp ứng được các yêu cầu về chuyên môn cũng như kỹ năng xử lý tình huống tốt. Chính vì thế, bạn nên lựa chọn những người thực sự có năng lực để quản lý quán cà phê. 

5. Không chú trọng chất lượng đồ uống

Điều kiện quan trọng nhất để một quán cà phê có thể tồn tại lâu dài chính là chất lượng đồ uống. Khách hàng có thể đến quán của bạn lần đầu vì không gian đẹp hay vị trí đắc địa nhưng điều khiến họ quay trở lại phải là đồ uống ngon, hợp khẩu vị. Do đó, bạn cần chú trọng tới chất lượng sản phẩm, kiểm soát chặt chẽ từ khâu nguyên liệu cho tới thành phẩm. 

Chẳng ai muốn đi mãi một quán cà phê có đồ uống dở tệ cho dù nó có đẹp tới đâu. Một khi bạn đạt được hương vị làm cho khách hàng lưu luyến thì mọi yếu tố khác chỉ là chất xúc tác. 

Chất lượng đồ uống mới là yếu tố giúp giữ chân khách hàng trung thành.
Chất lượng đồ uống mới là yếu tố giúp giữ chân khách hàng trung thành.

Chất lượng đồ uống mới là yếu tố giúp giữ chân khách hàng trung thành.

6. Thiếu sự tương tác với khách hàng

Dù bạn kinh doanh gì thì cũng cần có sự tương tác với khách hàng. Việc cá nhân hóa trải nghiệm cho khách hàng giúp họ cảm thấy có sự gắn kết với thương hiệu. 

Những hành động như dắt xe, chào hỏi với khách hàng là ấn tượng đầu tiên về sự thân thiện của quán cà phê. Tuy đây là việc nhỏ nhưng lại có ảnh hưởng lớn tới việc khách hàng có quay lại quán hay không. Đã có rất nhiều người lựa chọn rời đi khi nhân viên có thái độ khó chịu, cau có với khách hàng. Họ không yêu cầu bạn những điều gì quá lớn lao mà cái họ cần chỉ là thái độ niềm nở, ân cần. Khách hàng là người mua dịch vụ và họ được phép hưởng sự tôn trọng cơ bản. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể tương tác với khách hàng bằng cách thiết kế chương trình khách hàng thân thiết. Dựa trên số tiền chi tiêu để phân hạng khách hàng, cung cấp thẻ thành viên. Theo đó, mỗi hạng sẽ được hưởng những đặc quyền khác nhau. Chẳng hạn như tặng quà cho khách hàng vào những dịp sinh nhật, ngày lễ,…Thứ hạng càng cao thì ưu đãi càng lớn. Điều này cũng giúp thúc đẩy chi tiêu tại quán cà phê của khách hàng. Đồng thời tạo nên sợi dây kết nối lâu dài giữa thương hiệu với khách hàng. 

7. Không có năng lực hoạch định tài chính

Các vấn đề về tài chính là một trong những yếu tố khiến cho việc kinh doanh cà phê đi tới ngõ cụt. Việc phân bổ chi phí cho các hạng mục cần được xem xét một cách kỹ lưỡng. Bạn cần có bản kế hoạch tài chính cụ thể để không rơi vào tình trạng thiếu hụt vốn trong thời gian dài. 

Nếu có kế hoạch chi tiết thì bạn sẽ không vung tay quá đà vào những món đồ không cần thiết. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm thanh lý với mức giá phù hợp nhưng chất lượng vẫn còn tốt. Điều này giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể.

Một thực tế phũ phàng rằng thời gian đầu kinh doanh cà phê bạn có thể sẽ phải chấp nhận chịu lỗ để thu hút khách hàng. Do đó, bạn nên chuẩn bị sẵn một khoản dự phòng tài chính trong vòng nửa năm để duy trì hoạt động cho quán.

Kế hoạch tài chính rõ ràng giúp việc kinh doanh dễ dàng hơn.
Kế hoạch tài chính rõ ràng giúp việc kinh doanh dễ dàng hơn.

Như vậy, việc kinh doanh cà phê không hề đơn giản. Bạn phải nghiên cứu kỹ lưỡng những yếu tố trên đây trước khi khởi nghiệp để có được kết quả kinh doanh tốt và tránh được những hậu quả không mong muốn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.