Cập nhật bức tranh toàn cảnh về tình hình sản xuất, biến động giá cả, tình hình tiêu thụ và dự báo về thị trường cafe các quý I của năm 2020
Thị trường cafe quý I/2020 chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid 19. Các nước ban hành lệnh phong toả hoặc giãn cách xã hội khiến hàng loạt cửa hàng cà phê bị đóng cửa. Điều này đã tác động nghiêm trọng tới nhu cầu tiêu thụ cà phê trên thế giới.
Thị trường cà phê thế giới
Tình hình sản xuất của thị trường cafe quý I
Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) mới đây đã công bố báo cáo thị trường cà phê tháng 3/2020. Trong đó, sản lượng cafe của thị trường Brazil năm 2019 – 2020 ước tính đạt 57 triệu bao. Số liệu thấp hơn 12,2% do sản lượng cà phê Arabica với chu kỳ mùa vụ hai năm một lần chiếm 65 – 70% tổng sản lượng chưa bước vào mùa thu hoạch.
Sự lây lan nhanh chóng của dịch Covid 19 có thể khiến cho việc thu hoạch vụ mùa cà phê Robusta và Arabica. Do việc thuê và quản lý lao động gặp phải nhiều khó khăn. Cùng với cách ly xã hội gây gián đoạn việc vận chuyển giữa các khu vực.

Tiêu thụ
Trong 5 tháng đầu năm 2019 – 2020:
- Xuất khẩu cà phê thế giới giảm 3,4% xuống còn 50,97 triệu bao so với cùng kỳ năm trước.
- Xuất khẩu cà phê Robusta tăng 4,8% lên 19,1 triệu bao.
- Xuất khẩu cà phê Arabica giảm 7,8% xuống còn 31,86 triệu bao.
Tình hình xuất khẩu cà phê trong 5 tháng đầu năm có nhiều biến động. Tại Brazil xuất khẩu cà phê giảm 13,2% xuống còn 16,19 triệu bao so với cùng kỳ năm trước. Colombia với sản lượng giảm 1,6% xuống 5,9 triệu bao. Trong khi đó, ở Indonesia tăng 84,7% lên 2,87 triệu bao do sản lượng cùng kỳ năm ngoái là mức thấp nhất kể từ năm 2011 – 2012.

Dịch Covid 19 đang diễn ra phức tạp kéo theo tình hinh tiêu thụ cà phê trở nên khó khăn hơn. Ấn Độ là một trong những nước bị thiệt hại nặng nề. Với khoảng 21.000 tấn cà phê trị giá hơn 400 tỷ rupee bị mắc kẹt tại các trung tâm dự trữ và cảng vì không có giấy phép xuất khẩu. Do Chính phủ nước này đã áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc để ngăn sự lây lan của dịch bệnh.
Các nhà nhập khẩu cà phê tại các nước có khối lượng tiêu thụ cà phê lớn đang gia tăng sản lượng dự trữ. Để không bị thiếu hụt hàng hóa trong thời gian tới khi các nước ban hành các lệnh cấm xuất nhập cảnh. Cũng chính vì nhu cầu tăng cao nên giá cà phê đã tăng cao trong thời gian này.
Diễn biến giá trên thị trường cafe quý I
Trong tháng 3, chỉ số giá tổng hợp ICO đã tăng sau hai tháng liên tiếp giảm. Trung bình đạt 109,5 cent/ lb, cao hơn 6,9% so với tháng 2. Trong đó, giá cà phê Robusta giảm còn Arabica tăng lên đáng kể do nguồn cung hạn chế.

Cây cà phê vẫn đang được phát triển tốt trong khi đó nhu cầu giảm xuống dẫn đến việc dư thừa và giá thấp. Tuy vậy, ICO dự báo sản lượng cà phê thế giới sẽ bị thâm hụt 0,48 triệu bao cà phê.
Dự báo thị trường cafe quý II
Theo ICO, sản lượng cà phê được tiêu thụ trong niên vụ 2019 – 2020 ước tính tăng 0,7% so với năm 2018 – 2019. Nhưng sự tác động của tình hình dịch bệnh có thể khiến cho việc tiêu thụ bị sụt giảm. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2019 sẽ thấp hơn nhiều so với dự kiến ban đầu. Đồng thời tỷ lệ thất nghiệp tăng, nhu cầu giảm sẽ gây áp lực giảm giá đối với hàng hóa.
Ngân hàng Đầu tư đa quốc gia Goldman Sachs dự báo nhu cầu tiêu thụ cà phê toàn cầu giảm khoảng 10%. Dịch Covid đã khiến cho nhiều nhà hàng, quán cà phê phải đóng cửa. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ tại nhà có thể tăng cao khi người dân phải ở nhà nhiều hơn.
Thị trường cà phê Việt Nam
Mục lục thị trường Cafe Việt Nam:
- Tình hình sản xuất
- Tiêu thụ
Tình hình sản xuất
Trong 3 tháng đầu năm, hoạt động sản xuất cà phê tại khu vực Tây Nguyên gặp nhiều khó khăn do khô hạn kéo dài. Tình trạng thiếu nước cục bộ đã xảy ra ở nhiều địa phương như: Ea H’leo, Ea Sol, Cư Amung. Nếu tình hình này kéo dài đến giữa tháng 4 thì khoảng 30.000 ha cây trồng bị thiếu nước tưới.
Do thiếu nước nên cây trồng cho năng suất thấp hoặc chết khô. Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Đăk Nông dự báo mùa khô năm nay sẽ khắc nghiệt hơn những năm trước.
Ngoài ra, giá cà phê liên tục giảm đã kéo theo lợi nhuận giảm. Điều này đã khiến cho diện tích trồng cà phê ngày càng thu hẹp. Bộ Công thương cho biết đến cuối tháng 3/2020, giá cà phê Robusta giảm xuống mức thấp kỷ lục của nước ta trong 10 năm trở lại đây. Theo báo Đồng Nai, giá mua cà phê từ nông dân nằm trong khoảng 30.000 – 31.000 đồng/kg. Con số này được đánh giá không biến động nhiều so với cuối năm ngoái. Nhằm mục đích nâng cao hiệu quả kinh tế của cây cà phê, các doanh nghiệp ở Đồng nai đã đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại vào trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Tiêu thụ
Tình hình tiêu thụ thị trường cafe Việt Nam quý I:
- Số liệu xuất khẩu cà phê
- Sản lượng cà phê tại Hàn Quốc
- Cà phê chế biến
Số liệu xuất khẩu cà phê
Tháng 3/2020, xuất khẩu cà phê ước tính đạt 154.000 tấn với giá trị 261 triệu USD. Nhờ vậy, tổng khối lượng cà phê xuất khẩu 3 tháng đầu năm đạt 474.000 tấn với giá trị 801 triệu USD. Như vậy, xuất khẩu cà phê giảm 3% về khối lượng và 5,6% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Hết nửa đầu tháng 3 năm 2020, Đức, Italia và Mỹ là ba thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam. Với thị phần lần lượt là 15,1% (121,29 triệu USD), 9,5% (76,91 triệu USD) và 10% (80,62 triệu USD). Giá trị xuất khẩu cà phê lũy kế tại Ba Lan tăng 77,3% đạt 12,31 triệu USD. Ngược lại, số liệu này ở Anh giảm 50,8% đạt 13,55 triệu USD.
Trong 15 ngày đầu tháng 3/2020, giá xuất khẩu cà phê bình quân đạt mức 1.690 USD/tấn, giảm 0,3% so với 15 ngày cuối tháng 2/2020 và giảm 2% so với cùng kỳ năm 2020. Nếu tính từ đầu năm đến hết ngày 15/03/2020, giá xuất khẩu cà phê bình quân đạt mức 1.692 USD/tấn, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sản lượng cà phê tại Hàn Quốc
Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) thông báo, nhập khẩu cà phê của Hàn Quốc trong 2 tháng đầu năm 2020 đạt 26.400 tấn (99,69 triệu USD), tăng 3% về lượng và 1,3% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
- Hàn Quốc tăng nhập khẩu các chủng loại cà phê rang, chưa khử cafein (mã HS 090121);
- Chủng loại cà phê rang, khử cafein (mã HS 090122) và chủng loại cà phê khử cafein (mã HS 090112) tăng 4,7%; 42,4% và 2,7%, đạt lần lượt 33,7 triệu USD;2,48 triệu USD và 1,35 triệu USD.
- Hàn Quốc giảm nhập khẩu chủng loại cà phê chưa rang, chưa khử cafein (mã HS 090111), giảm 1,6% so với 2 tháng đầu năm 2019, đạt 62,15 triệu USD.
Giá nhập khẩu cà phê bình quân của Hàn Quốc đạt 3.771 USD/tấn, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Giá nhập khẩu bình quân cà phê của Hàn Quốc từ Mỹ đạt 10.645 USD/tấn
- Kenya đạt 4.167 USD/tấn
- Brazil đạt 2.462 USD/tấn
- Việt Nam đạt 1.636 USD/tấn
Đặc biệt, giá nhập khẩu cà phê của Hàn Quốc từ Colombia trong 2 tháng đầu năm 2020 tăng 2,3% so với 2 tháng đầu năm 2019, lên mức 3.292 USD/tấn.

Việt Nam là nhà nhập khẩu cà phê lớn thứ 2 cho Hàn Quốc trong 2 tháng đầu năm 2020. Sản lượng đạt trên 5.000 tấn (8,32 triệu USD), giảm 7,3% về lượng và giảm 14,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Cà phê Việt Nam chiếm 23,6% thị phần trong tổng lượng nhập khẩu của Hàn Quốc trong 2 tháng đầu năm 2020, thấp hơn so với 27,1% trong 2 tháng đầu năm 2019.
Cà phê chế biến
Biến vỏ cà phê thành trà
Vùng Cầu Đất (Đà Lạt) từ lâu đã nổi tiếng với cà phê Arabica ngon nhất. Bởi nơi đây nằm ở độ cao 1.600m so với mực nước biển với khí hậu ôn đới cùng đất bazan màu mỡ thích hợp cho cà phê Arabica phát triển. Sự biến động tiêu cực của giá trị nông sản khiến cho người dân đã không còn chú tâm vào giống cây này.
Một số đơn vị đã tận dụng vỏ hạt cà phê arabica để làm trà Cascara. Cascara chính là vỏ thịt quả cà phê được phân tách bằng tay và được sấy khô. Thường được sử dụng như một loại đồ uống giải nhiệt hoặc có thể coi đó là một loại trà hoa quả. Cascara có hương vị chua ngọt như ô mai hay thậm chí còn lầm tưởng đó là vị của hoa Atiso.
38 mẫu cà phê đạt tiêu chuẩn cà phê đặc sản
Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột đã tổ chức Lễ công bố và trao giải cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam năm 2020. Trải qua 2 vòng thi, 44 mẫu dự thi đạt theo thang điểm của Hiệp hội Cà phê đặc sản thế giới được ban giám khảo lựa chọn vào vòng chung kết. Kết quả tại vòng chung kết đã có 38 mẫu đạt tiêu chuẩn cà phê đặc sản.
Diễn biến giá trên thị trường cafe quý I
Theo Cục Xuất nhập khẩu Việt Nam, cuối tháng 03/2020 giá cà phê Robusta nội địa giảm xuống mức kỷ lục trong vòng 10 năm. Kết thúc tháng 3, giá cà phê giảm từ 4,8 – 5,7% so với ngày cuối tháng 2, xuống còn 29.500 – 30.000 đồng/kg. Trong quý I, giá cà phê đã giảm 1.600 – 2.100 đồng/kg.

Kể từ đầu mùa vụ vào tháng 10/2019, giá cà phê Robusta giảm liên tiếp ngoại trừ tháng 11. Một số chuyên gia cho rằng có thể nông dân đang găm hàng để đợi giá tăng.
Chính phủ Việt Nam yêu cầu toàn dân thực hiện giãn cách xã hội từ ngày 1/4/2020. Tuy nhiên, việc này dường như không ảnh hưởng nhiều tới sản xuất cà phê vì việc thu hoạch gần như đã hoàn thành nhưng có thể sẽ tác động lớn tới xuất khẩu trong thời gian tới.
Dự báo
Giá cả và sản lượng cafe trên thị trường
Chủ tịch Hội đồng Thành viên, Tổng Công ty Cà phê Việt Nam – ông Phạm Xuân Thắng cho rằng giá cà phê trong quý II sẽ còn giảm do ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Một trong những kênh tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam là các chuỗi cửa hàng cà phê. Nhưng đã có không ít các cửa hàng phải đóng cửa để phòng chống dịch.
Ngược lại, Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản Việt Nam dự báo giá cà phê sẽ sớm phục hồi do các nhà nhập khẩu mua dự trữ. Nhưng hoạt động xuất nhập khẩu đang bị gián đoạn do dịch bệnh làm cho giá cà phê khó có thể phục hồi nhanh chóng.
Báo cáo của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) niên vụ 2019 – 2020, tiêu thụ cà phê thế giới ước tính đạt 169,34 triệu bao, cao hơn 0,7% so với năm 2018 – 2019. Hiện tại nhu cầu ước tính vượt quá sản xuất 0,47 triệu bao, đạt 168,86 triệu bao. Tuy nhiên, cung cầu đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh.
Dự báo thời tiết khả năng sẽ ảnh hưởng đến thị trường cafe Việt Nam
Theo Trung Tâm Khí tượng Thuỷ văn, mực nước trên các sông thuộc khu vực Tây Nguyên trong tháng 3 dao động theo điều tiết của hồ chứa. Lưu lượng dòng chảy trên sông Đăk Bla tại trạm KonTum, sông Sêrêpôk tại trạm Giang Sơn đều thấp hơn khoảng 60% so với trung bình nhiều năm. Trong tháng 4, thượng lưu các sông được dự báo sẽ xuất hiện 1 – 2 đợt dao động còn hạ lưu dao động theo điều tiết của hồ chứa.
Hoạt động trên thị trường quý I của các doanh nghiệp trong ngành cafe
Doanh nghiệp cà phê lùi lịch tổ chức ĐHĐCĐ trong mùa dịch Covid 19 Công ty Cổ phần Khang chuyển ngày chốt danh sách cổ đông tham dự sang 20/4. Trước đó, doanh nghiệp dự kiến chốt quyền vào ngày 10/3. Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa đã chốt danh sách tham dự ĐHĐCĐ vào ngày 23/3, thời gian dự kiến diễn ra trong tháng 4/2020.
Dịch bệnh Covid 19 đã làm cho hoạt động kinh doanh gặp khó khăn. Thị trường tiêu thụ bị đình trệ, giá cà phê lao dốc xuống khoảng giá thấp nhất trong vòng một thập kỷ qua. Giám đốc Công ty Xuất khẩu Nông sản Tây Nguyên – ông Nguyễn Minh Đường nhận định giá cà phê sụt giảm nghiêm trọng, hiện chỉ khoảng 30.000 đồng/kg, thấp hơn so với giá thành 32.000 – 33.000 đồng/kg. Người nông dân không muốn bán với mức giá này nên đã quyết định không bán cà phê cho những đơn vị thu mua với giá quá thấp.
Chuỗi cửa hàng cà phê phải đóng cửa tạm thời để phòng chống dịch Covid 19. Các thương hiệu chuyển sang hình thức mua mang về thay vì dùng tại quán như trước đây. Biện pháp này tạm thời giúp công ty chi trả được một số chi phí nhất định để tồn tại.
Kiến nghị các giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp cà phê trong mùa dịch bằng cách cho ngành cà phê giãn nợ, đảo nợ, giảm thuế.
Chính sách
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã kiến nghị Ngân hàng Nhà nước phát động gói hỗ trợ tín dụng trị giá 285.000 tỷ đồng để đối phó với dịch bệnh. Hướng dẫn ngân hàng địa phương triển khai các chính sách hỗ trợ riêng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân để họ sớm phục hồi sản xuất kinh doanh. Đồng thời Ngân hàng Nhà nước đã chính thức ban hành Thông tư hướng dẫn cụ thể về chính sách miễn giảm lãi suất, gia hạn, tái cơ cấu các khoản vay hiện tại đối với các đối tượng kinh doanh chịu ảnh hưởng bởi dịch
Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng rà soát, đề xuất sửa đổi chính sách về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lĩnh vực chế biến nông sản và cơ khí phục vụ nông nghiệp theo hướng mở rộng lĩnh vực, đối tượng được hưởng ưu đãi thuế suất.
Theo Báo cáo Thị trường cà phê Quý I/2020 do Vietnambiz phát hành: http://vietnambiz.mediacdn.vn/2020/4/17/bao-cao-thi-truong-ca-phe-qui-i-2020-copy1587115390-1587131757531481051412.pdf