Cà phê Trung Nguyên từng lao đao tại 3 thời điểm sóng gió ngặt nghèo

Cà phê Trung Nguyên là một trong những thương hiệu nổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam và đang có mặt tại hơn 60 quốc gia trên thế giới. Nhưng ít ai biết rằng Cà phê Trung Nguyên đã không ít lần lâm vào tình cảnh khốn cùng khiến thương hiệu đứng trên bờ vực bị “xóa sổ” khỏi thị trường cà phê.

Madame Lê Hoàng Diệp Thảo là người sáng lập và điều hành tập đoàn Trung Nguyên từ những năm tháng đầu gian khó nhất cho đến khi đạt tầm vóc như ngày hôm nay. Bà đã không ít lần cứu Trung Nguyên tại những thời điểm lao đao, sóng gió ngặt nghèo.

Thời điểm Trung Nguyên mới chập chững những bước đầu tiên trên con đường khẳng định thương hiệu trong thị trường cà phê, nếu ông Đặng Lê Nguyên Vũ là gương mặt đại diện chịu trách nhiệm về vấn đề ngoại giao và hợp tác thì bà Thảo chính là “nội tướng” chu toàn những vấn đề nội vụ của công ty, trực tiếp đề xuất và thực thi kế hoạch chiến lược giúp thương hiệu Cà phê Trung Nguyên ngày một đến gần hơn người tiêu dùng trong và ngoài nước. Quan điểm của vợ chồng Chủ tịch chính là mọi việc phải được phân công bài bản và chuyên nghiệp, góp phần đẩy mạnh việc kinh doanh nhanh chóng đi vào nề nếp, quy củ.

Ba lần cứu Trung Nguyên trên bờ vực bị xóa sổ của bà Lê Hoàng Diệp Thảo

Đồng thời, bà Thảo cũng tiết lộ nếu không có những đồng vốn bà tích góp đưa cho ông Vũ trong 3 thời điểm ngặt nghèo nhất thì cái tên “Trung Nguyên” sẽ không bao giờ tồn tại trên cõi đời này.

Cà phê Trung Nguyên từng lao đao tại 3 thời điểm sóng gió ngặt nghèo
  • Lần thứ 1: Tại thời điểm mới lập nghiệp, 1996 người chú nuôi cho thuê căn nhà gỗ ọp ẹp để làm hãng cà phê Trung Nguyên với giá 1 triệu đồng. Thì đến lúc, ông ấy đã đòi lại vốn và đòi lại nhà. Bà Thảo phải đưa tiền cho ông Vũ.
  • Lần thứ 2: Khi còn là 1 sinh viên nghèo vào Sài Gòn để tìm người đỡ đầu, ông Vũ bị 1 người chú họ rất giàu có nhưng không những không giúp, không cưu mang mà còn đuổi ông ra đường. Điều đáng nói, ông này không góp một đồng vốn nào nhưng lại yêu cầu rút vốn. Khi ấy, ông Vũ không có tiền để đưa thì bị người chú họ lấy hết nguyên liệu làm cà phê, khiến việc kinh doanh của bị điêu đứng, chính bà Lê Thảo Diệp Thảo đã phải lấy những đồng tiền vốn của mình đưa cho ông Vũ vực lại kinh doanh, cứu lấy Trung Nguyên.
  • Lần thứ 3: Vì không nghe lời bà Thảo khuyên mà ông Vũ đồng ý hợp tác với 1 người để lập nghiệp lại Long Xuyên 1997 và sau 8 tháng đã thua lỗ, phá sản hoàn toàn. Khi ấy, bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã phải bỏ việc của mình đang làm ở bưu điện để đồng ý kết hôn cùng ông. Khi bà về ở với ông Vũ năm 1998, bà Thảo đã đưa ông toàn bộ vốn liếng của mình. Bà đã từng bước điều hành Trung Nguyên, trực tiếp thay đổi toàn bộ cục diện kinh doanh của Trung Nguyên.
Cà phê Trung Nguyên từng lao đao tại 3 thời điểm sóng gió ngặt nghèo

Cà phê Trung Nguyên từng lao đao

Theo bà Lê Hoàng Diệp Thảo, thông tin về cha mẹ ông Vũ đã bán 2 căn nhà ở huyện M’Đrắk để cho ông Vũ lấy tiền xây dựng Trung Nguyên là hoàn toàn không đúng.

“Hiện hai căn nhà vẫn còn đó. Năm 1995, hai căn nhà này bán được 50 triệu nhưng người mua mặc cả, yêu cầu giảm xuống 30 triệu rồi lại xin trả góp, mãi đến mấy năm sau mới trả hết. Như vậy, lấy đâu tiền để họ bịa đặt rằng tiền anh Vũ xây dựng Trung Nguyên là do bán nhà”, bà Thảo chia sẻ.

Vậy mà, ông Vũ lại thay đổi hoàn toàn khiến công việc trong công ty dần trở nên trì trệ, hoạt động kinh doanh của Trung Nguyên bị đảo lộn, đặc biệt là khi ông Vũ tước hết các chức vụ của bà Thảo ở tập đoàn, không cho phép bà tiếp cận bất cứ thông tin và tài sản của công ty. Không còn “nội tướng” dày dặn kinh nghiệm đã thầm lặng chống đỡ Trung Nguyên suốt 20 năm qua, chủ tịch tập đoàn đương bị nhóm người thao túng nhằm chiếm đoạt công ty, tương lai và định hướng phát triển của Trung Nguyên đang dần trở nên mịt mờ hơn bao giờ hết.

Nguồn: vietnamfinance.vn