Cà phê vợt là thức uống được người Hoa đưa đến Sài Gòn vào những năm 90 của thế kỷ trước và nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của người dân.
Cà phê vợt vốn là loại cà phê được yêu thích của người Sài Gòn vào mỗi buổi sáng. Trải qua nhiều thập kỷ, nhiều loại cà phê mới đã du nhập vào nước ta. Tuy nhiên, cà phê vợt vẫn luôn có một chỗ đứng nhất định trong ký ức của người Sài Gòn xưa và nay. Những quán cafe vợt đã tồn tại trong suốt hàng chục năm qua là minh chứng rõ nét nhất cho điều này.

Nguồn gốc cà phê vợt
Cà phê vợt hay còn gọi là cà phê kho, cà phê bít tất. Loại cà phê này được người Hoa sống tại Sài Gòn mang vào Việt Nam vào thế kỷ XX. Nó biểu trưng cho sự giao thoa giữa hai nền văn hóa. Thời điểm đó, cà phê phin được xem là loại đồ uống chỉ dành cho tầng lớp trung lưu. Còn cà phê vợt là thức uống yêu thích của người dân lao động bình dị. Nó mang đến cho họ sự thư giãn trong chốc lát trước khi quay lại với cuộc sống mưu sinh vất vả ngược xuôi.
Tên gọi cà phê vợt bắt nguồn từ cách pha chế loại cà phê này. Người ta thường sử dụng một cái vợt to để chiết xuất cà phê. Sau hai lần lọc cà phê được lưu giữ hương vị bởi ấm đất. Loại cà phê này mang hương vị đặc trưng, vừa có vị cà phê đậm đà vừa có hậu vị ngọt và béo.

Theo thời gian, cà phê vợt trở thành thức uống không thể thiếu của người dân Sài Gòn. Ngày này, sự phát triển đã đem đến nhiều công cụ pha chế cà phê tiện ích. Những quán cà phê vẫn nép mình trên những con phố. Đó là địa điểm thân thuộc của nhiều người. Họ tìm đến cà phê vợt như một cách quay về miền ký ức xưa cổ, sống trong bầu không khí của những năm 90 của mảnh đất hoa lệ.
Một số quán cafe vợt nổi tiếng ở Sài Gòn
Cheo Leo Cafe
Cheo Leo Cafe đã tồn tại được hơn 80 năm tuổi. Đây được xem là quán cafe vợt lâu đời nhất tại TP. Hồ Chí Minh. Tuy đã có mặt từ lâu nhưng quán vẫn thu hút được đông đảo khách hàng nhờ vào hương vị cà phê đúng điệu và vị trí thuận tiện đi lại.
Quán cà phê Cheo Leo hoạt động theo mô hình hộ gia đình. Những thế hệ sau được tiếp nối bí quyết của ông cha để gìn giữ loại cà phê đặc biệt này. Mặc dù diện tích quán khá hạn chế, chỉ có 4 đến 5 bộ bàn ghế nhỏ nhưng lúc nào cũng đông khách. Quán nổi tiếng với những lý bạc xỉu theo cách pha cà phê truyền thống được đun trong các bình bằng đất. Bên cạnh đó, giá cà phê tại đây được đánh giá là bình dân, thậm chí là rẻ. Chì cần bỏ ra khoảng 8.000 đến 15.000 đồng là bạn đã có thể thường thức một ly cà phê hấp dẫn.
Địa chỉ: 109-36 Nguyễn Thiện Thuật, Phường 2, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Cà phê Vợt Ba Lù
Cà phê Vợt Ba Lù nằm ở khu chợ Thủ Đô, đã có tuổi đời trên 80 năm. Tất cả các công đoạn pha cà phê đều được làm thủ công hoàn toàn. Sài Gòn vẫn còn một ít quán cafe vợt nhưng rang xay tại chỗ thì chỉ có nơi đây. Nếu đến đúng lúc, bạn sẽ được chứng kiến cảnh rang xay cà phê thủ công rồi trực tiếp tạo ra ly đồ uống cho thực khách. Trong quá trình rang, người Hoa còn cho thêm bơ, rượu để làm dậy mùi hương đặc trưng. Điều này đã làm nên hương vị đặc biệt của quán Ba Lù.
Quán mở cửa từ rất sớm, bắt đầu từ trước cả khi họp chợ là 2 giờ sáng cho tới tận lúc tan chợ là 17 giờ hàng ngày. Diện tích của quán khá nhỏ, xung quanh là các hàng quán nên khá ồn ào. Tuy nhiên, không gì có thể ngăn cản được khách hàng yêu mến cà phê vợt Ba Lù. Với mức giá bình dân, chỉ 15.000 đồng cho một ly cà phê. Lượng khách hàng của quán vẫn luôn tấp nập trong suốt hàng chục năm qua.
Địa chỉ: 193 Phùng Hưng, Phường 14, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh

Cà phê Vợt
Đây là một trong những địa chỉ bán cà phê vợt có tuổi đời cao ở Sài Gòn. Quán có mặt bằng nhỏ, cách bài trí đơn giản để phục vụ cho khách tới uống cà phê. Khi tới đây, bạn như lạc vào một không gian Sài Gòn xưa cũ. Bởi quán vẫn giữ được nét của một thời xa xưa.
Giá cà phê tại quán rất bình dị, dao động từ 12.000 đến 16.000 đồng. Không chỉ có cà phê, quán còn có nhiều loại đồ uống khác cho thực khách lựa chọn. Quán phục vụ khách mang đi là chủ yếu nên chỗ ngồi không được chú trọng quá nhiều. Nếu ngồi tại đó, bạn sẽ thấy khá nóng.
Địa chỉ: 330 Phan Đình Phùng, Phường 1, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh

Cách pha cà phê vợt tại nhà
Bạn có thể pha cà phê vợt tại nhà với những nguyên liệu, dụng cụ và công thức cơ bản dưới đây:
Nguyên liệu:
- Cà phê rang xay nguyên chất
- Nước
Dụng cụ:
- Vợt lọc vải
- Bếp than hoặc củi
- Ba ấm đất
- Muỗng
Cách pha cà phê vợt:
Bước 1: Làm nóng nước sôi và ấm đất
Nhóm bếp than hoặc bếp lửa và đặt nồi nước lên bếp để đun sôi. Cần duy trì nhiệt độ nước nằm trong khoảng từ 95 đến 98 độ C. Bởi đó là mức nhiệt tốt nhất để pha cà phê vợt đúng điệu. Đồng thời đặt ấm đất lên bếp để làm ấm trước khi chiết xuất cà phê.
Bước 2: Cho cà phê đã xay vào vợt lọc
Cà phê được dùng để pha cà phê vợt phải chọn loại nguyên chất, thượng hạng. Kế đến thực hiện xay cà phê đến độ mịn nhất định. Sau đó, cho cà phê đã xay vào vợt vải. Lưu ý rằng vợt phải khô và sạch để giữ được hương vị cà phê hoàn hảo nhất.
Bước 3: Chiết xuất cà phê vợt lần đầu
Đặt vợt đã có cà phê trên đó lên miệng của ấm đất. Tiếp đến tư từ chế nước đun sôi vào trong ấm. Thao tác này cần thực hiện chậm rãi và đều tay để lượng nước được dàn đều trên bề mặt. Sử dụng muỗng khuấy cà phê trên lớp vải lọc. Khuấy cho tới khi cà phê được chiết xuất hết.

Bước 4: Chiết xuất cà phê vợt lần hai
Ở bước này, không cần thêm nước sôi để chiết xuất nữa mà dùng nước cà phê đã chiết xuất ở trên. Rót toàn bộ cà phê đã chiết xuất lần đầu vào vợt chứa cà phê lần hai. Đợi trong khoảng 5 phút để cà phê được chiết xuất hết. Khi đó, bạn có thể cảm nhận được mùi hương cà phê đậm đà.
Bước 5: Rót cà phê ra và thưởng thức
Trước khi rót cà phê ra ly, bạn cần tráng ly qua nước sôi. Một phần là để đảm bảo vệ sinh, phần còn lại là giúp nhiệt độ của cà phê luôn ổn định để đảm bảo hương vị trọn vẹn. Bạn có thể thêm sữa đặc hoặc đường vào cà phê vợt để phù hợp với khẩu vị cá nhân.
Cà phê vợt đã đồng hành của người dân Sài Thành qua biết bao thăng trầm lịch sử. Dẫu cho bị cuốn theo vòng quay của cuộc sống hiện đại thì người ta vẫn không khỏi nhớ nhung về một miền ký ức đã xa. Nếu có cơ hội, hãy ghé thăm và thưởng thức cà phê vợt giữa lòng Sài Gòn. Hoặc bạn cũng có thể tự pha theo công thức ở trên.