Nắm được các khoản chi phí kinh doanh cà phê để có thể ước tính được cụ thể chi phí cần đầu tư bao nhiêu vốn và xoay nguồn vốn từ đâu. Trong bài này là Top 10 khoản chi phí ban đầu khi bạn muốn đầu tư kinh doanh quán cà phê.

Khi bắt đầu mở quán cà phê, bạn cần phải tìm hiểu mình cần bao nhiêu vốn, ước tính các loại chi phí kinh doanh cà phê, mô hình kinh doanh, thuê nhân sự, quảng bá,… Từ những điều này chắc chắn rằng bạn sẽ kinh doanh thành công. Để biết cần những chi phí nào, bạn hãy tham khảo ngay bài viết này.
Chi phí kinh doanh cà phê có những loại nào
Kinh doanh cà phê cần bao nhiêu vốn hẳn là vấn đề được nhiều người quan tâm nhất. Để hiểu rõ hơn, bạn hãy tham khảo 10 loại chi phí dưới đây để tính toán bảng chi phí thật chi tiết nhất nhé!
Chi phí mặt bằng
Đối với chi phí mặt bằng, bạn sẽ cần liên hệ với chủ nhà để hai bên cùng thương lượng và đạt được mức giá phù hợp nhất. Thường các quán cà phê sẽ thuê mặt bằng trong thời hạn 1 năm.
Đối với chi phí kinh doanh cà phê, mặt bằng là phần tốn nhiều chi phí nhất. Khoản chi phí này thường giao động khoảng 60 đến 150 triệu đồng mỗi năm tùy theo từng khu vực và quy mô kinh doanh của quán.
Chi phí đăng ký kinh doanh

Trước khi bắt đầu kinh doanh quán cà phê bạn cần phải làm hồ sơ xin giấy đăng ký kinh doanh. Vì chỉ khi nào được cấp giấy phép thì quán cà phê của bạn mới được phép hoạt động.
Tùy vào mô hình quán cà phê của bạn mà chi phí kinh doanh cà phê đăng ký và đóng thuế mỗi tháng sẽ khác nhau. Vì vậy bạn hãy tham khảo để biết cụ thể mức thuế phí là bao nhiêu, ngoài ra bạn cũng cần chuẩn bị chi phí cho các hạng mục gồm:
- Phí môn bài khoảng 1 triệu đồng mỗi năm.
- Các loại thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng.
- Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm có giá trị trong 3 năm với lệ phí khoảng 25 triệu đồng.
Chi phí thiết kế
Tùy theo mô hình quán mà bạn dự định thực hiện sẽ có chi phí kinh doanh cà phê, vốn trang trí nội thất và thiết kế tương ứng. Đối với những quán cà phê bình dân thì chỉ cần thiết kế đơn giản, còn quán có phong cách đặc biệt sẽ có chi phí cao hơn.
Sau đây là một số hạng mục sửa chữa, trang trí được ước tính trong chi phí kinh doanh cà phê gồm:
- Sơn sửa, trang trí quán, lắp đặt hệ thống điện nước khoảng 40 triệu đồng.
- Trang bị quầy thu ngân và tủ quầy pha chế khoảng 30 triệu đồng.
- Bàn ghế, máy tính, máy tính tiền khoảng 40 triệu đồng.
- 5 triệu đồng để làm bảng hiệu của quán.
Chi phí mua trang thiết bị
Các trang thiết bị và dụng cụ pha chế cà phê là một trong những yếu tố quan trọng trong việc kinh doanh quán cà phê. Theo đó bạn sẽ mất khoảng 50 đến 100 triệu đồng để mua những trang thiết bị như: Máy xay hạt cà phê, máy ép trái cây, máy pha cà phê tự động, kệ ly, bồn rửa ly, máy xay sinh tố, tủ lạnh, dụng cụ pha chế, ly tách, Tivi, bình đun nước nóng, âm thanh,…
Để có thể sử dụng được lâu dài bạn hãy trang bị những loại dụng cụ, thiết bị có chất lượng tốt. Khi đó bạn sẽ không phải tốn nhiều tiền cho việc sửa chữa khi máy móc bị hỏng liên tục.
Chi phí nguyên liệu

Nguyên liệu cũng là một trong những chi phí kinh doanh cà phê mà bạn cần quan tâm. Khi quán đã đi vào hoạt động bạn sẽ cần mua nguyên liệu để pha chế cà phê cũng như những thức uống khác.
Bạn có thể sẽ cần khoảng 8 triệu đồng để mua các nguyên liệu chính như: Nguyên liệu cà phê nguyên chất, sữa tươi, nước ngọt, các loại trái cây,… Để giữ chân khách hàng hiệu quả thì bạn cần có nguồn nguyên liệu tốt vì vậy hãy đầu tư vào chất lượng đồ uống của quán nhé!
Chi phí khai trương
Chi phí khai trương là một trong những yếu tố bạn cần lưu ý nếu như có ý định mở quán cà phê. Nếu như quán bạn nhỏ và bình dân thì có thể khai trương quán gói gọn trong khuôn khổ bạn bè, người thân.
Còn nếu bạn muốn tạo dấu ấn tốt cho khách hàng, bạn có thể chuẩn bị sân khấu, trang trí, tổ chức hoạt động văn nghệ. Tuy nhiên điều này sẽ khiến bạn tốn nhiều chi phí khai trương.
Chi phí thuê và đào tạo nhân viên
Về cơ bản, chi phí kinh doanh cà phê sẽ gồm những khoản chi phí cho nhân sự, điểm hình như:
- Nhân viên pha chế khoảng 5 – 7 triệu đồng mỗi tháng.
- Nhân viên phục vụ khoảng 3,5 – 6 triệu đồng mỗi tháng.
- Thu ngân nằm trong khoảng 5 – 6 triệu đồng mỗi tháng.
- Bảo vệ là 3 – 4 triệu đồng mỗi tháng.
Mỗi mức độ của quán thì một nhân viên có thể đảm nhận được nhiều vị trí khác nhau nên tổng chi phí thuê nhân viên sẽ khác nhau.
Chi phí Marketing

Marketing là hoạt động nhằm hướng đến mục tiêu tiếp thị sản phẩm cũng như thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra đây cũng là cách để xây dựng và phát triển thương hiệu của bạn.
Đối với việc kinh doanh cà phê thì bạn có thể chọn chiến dịch Marketing Online là thích hợp nhất. Đây là cách giúp bạn tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đủ để tạo sự tương tác với khách hàng của mình.
Chi phí duy trì
Ngoài những chi phí kinh doanh cà phê trên, bạn cần phải có một khoản chi phí để duy trì quán cho đến khi sinh lời. Đây là một khoản chi phí khá quan trọng trong những tháng đầu tiên vì có thể quán bạn sẽ có thu nhập không ổn định.
Không chỉ vậy, bạn cần chuẩn bị nguyên vật liệu đủ để vận hành quán 3 tháng đầu và dự trù khoản phí điện nước, truyền hình cáp và mua sắm vật dụng.
Chi phí phát sinh
Khi kinh doanh quán cà phê bạn sẽ đối mặt với rất nhiều khoản chi phí phát sinh khác. Tuy đã chuẩn bị, tính toán kỹ lưỡng nhưng bạn sẽ không thể nào lường trước được các chi phí như: Thiết bị hỏng hóc, may thêm đồng phục,… Vì thế bạn hãy để dư ra thêm một khoản tiền dự phòng cho những trường hợp cần thiết.
Khởi nghiệp kinh doanh cà phê với TNI King Coffee với chi phí đầy cạnh tranh

Qua những chi phí kinh doanh cà phê trên bạn đã nắm được phần nào những khoản phí mà mình cần bỏ ra. Ngoài ra bạn có thể chọn khởi nghiệp kinh doanh cà phê cùng với TNI King Coffee. Theo đó bạn sẽ không cần tốn thời gian để lên kế hoạch trang trí, thiết kế nội thất, chiến lược Marketing,… Chỉ cần 5 triệu đồng, bạn sẽ được hỗ trợ để khởi nghiệp cùng King Coffee qua hình thức nhượng quyền thương hiệu.
Khi kinh doanh qua hình thức mua nhượng quyền với King Coffee, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm về hiệu quả kinh doanh. Vì thương hiệu mang nhiều thế mạnh về kinh nghiệm, chi phí, sản phẩm.
Kết luận
Việc xác định và tính toán chi phí kinh doanh cà phê là bước rất quan trọng đối với bất kỳ chủ quán nào. Chỉ khi nào có sự chuẩn bị thật kỹ càng bạn mới có thể thực hiện theo đúng lộ trình và không dễ bị động trước những thay đổi. Hy vọng qua những thông tin trên sẽ giúp bạn chuẩn bị kỹ nguồn vốn trước khi bắt đầu kinh doanh.
Bạn hãy thường xuyên truy cập website để theo dõi những tin mới nhất về bà Lê Hoàng Diệp Thảo – nữ hoàng cà phê Việt nhé!