Chiến lược nhượng quyền và lựa chọn thị trường của Nữ hoàng cà phê Việt

“Lựa chọn chiến lược và cách thức phát triển là điều rất quan trọng. Ngay từ ngày đầu mở một quán cà phê, chúng tôi mở quán thứ 2 theo mô hình được gọi là kiểu đối chứng. Mỗi khi khách hàng uống loại cà phê này, có thể bước ngay ra quầy và mua được loại cà phê đó để đem về nhà uống. Đó là cách để người dùng thưởng thức và trải nghiệm cà phê một cách rất thực” – Lê Hoàng Diệp Thảo, CEO Trung Nguyên International chia sẻ tại FBNC Việt Nam.

Nhượng quyền theo phương thức “tam giác chiến lược”

Kể từ khi quán cà phê Trung Nguyên đầu tiên được thành lập tại số 587 Nguyễn Kiệm (Phú Nhuận) vào ngày 20/08/1998. Nữ hoàng cà phêMadame Lê Hoàng Diệp Thảo cho rằng, khi thành công ở thành phố Hồ Chí Minh cũng xem như có điều kiện cần để thành công trên cả nước. Ngoài ra, bà Thảo còn áp dụng nhiều ưu đãi như uống cà phê miễn phí trong 7 ngày, khiến người đam mê cà phê gắn bó và ưa chuộng thương hiệu. Chỉ trong vòng 02 năm, Trung Nguyên có hơn 1000 cửa hàng trên toàn quốc.

Nhượng quyền theo phương thức “tam giác chiến lược” – bộ ba quán cà phê gần nhau, Trung Nguyên đảm bảo sự đồng nhất về thiết kế, phục vụ và chất lượng cho tất cả các quán cà phê Trung Nguyên. Đằng sau chiến lược nhượng quyền độc đáo và thành công ấy, bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã nghiên cứu và tham khảo mô hình của các thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng, đặc biệt là McDonal.

Từ thuở đầu khi mở quán, không có google map như bây giờ, muốn mở quán thì phải chấm và đánh dấu trên tấm bản đồ. Nhiều đêm, bà Thảo phải đi ra tận nơi để xem điều kiện mặt bằng thực sự tốt cho người được nhượng quyền hay không rồi bà mới quyết định mở quán.

Khi quán thứ nhất, thứ hai, rồi thứ ba mở ra sẽ tạo thành 1 tam giác. Quán thứ tư tạo thành 2 tam giác, quán thứ năm tạo thành 3 tam giác và cứ như vậy trên suốt một tuyến đường người ta sẽ thấy Trung Nguyên. Từ đó tạo ra độ nhận biết và lan toả thương hiệu rất nhanh.

Lựa chọn thị trường khó tính tạo bước đệm tiến ra toàn cầu

“Tôi sinh ra và lớn lên giữa những khu vườn cà phê bạt ngàn của vùng đất Tây Nguyên trù phú. Vì lẽ đó, hình ảnh của những người nông dân cần mẫn trên những đồi cà phê xanh mướt, hương thơm và vị đậm đà của những hạt cà phê dường đã ăn sâu vào con người trong tôi, nuôi dưỡng và hun đúc trong tôi một tình yêu mãnh liệt đối cà phê.

Tôi luôn khao khát và quyết tâm phải tiếp tục làm một điều gì đó để không chỉ làm vang danh sản vật quê hương mà còn góp phần giúp người nông dân quê hương tôi có thể phát triển bền vững, sống an vui với nghề trồng cà phê. Có thể nói, King Coffee là sản phẩm kết tinh từ kinh nghiệm 20 năm đam mê, trăn trở với hạt cà phê Việt và khát vọng nâng tầm cà phê việt Nam trên bản đồ thế giới”

Madame Lê Hoàng Diệp Thảo chia sẻ

Tháng 10 năm 21016, King Coffee ra mắt lần đầu tiên ở Hoa Kỳ. Lựa chọn Hoa Kỳ là thị trường đầu tiên, bà Thảo cho rằng được ưa chuộng và chấp nhận ở thị trường tiêu chuẩn bậc nhất này là bước đệm để cà phê việt tự tin vươn ra các quốc gia phát triển khác. Không chỉ thế, bà Thảo muốn chọn khó khăn để đương đầu và vượt qua.

Phát triển đồng bộ thị trường nội địa với thị trường toàn cầu

Sau thành công tại Hoa Kỳ, King Coffee tiếp tục mở rộng sang các thị trường như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan,…thông qua các hội nghị hợp tác, xúc tiến đầu tư phát triển giữa các nước, mở ra cơ hội để cà phê Việt được quảng bá và mở rộng hơn đến các thị trường này. Đến nay, King Coffee có mặt ở hơn 100 nước trên thế giới.

Phát triển đồng bộ thị trường cafe nội địa với thị trường toàn cầu là khát vọng của bà Thảo với King Coffee. Bà cho rằng, cách của doanh nghiệp Việt nào cũng vậy, là cách giúp cải thiện vị thế và tự tin cạnh tranh để hiện thực hóa vị trí xứng đáng cho một ngành kinh doanh lớn và quan trọng như cà phê. Đồng hành cùng nông dân trồng cà phê là chiến lược King Coffee lựa chọn cho phát triển bền vững.

Thách thức và khó khăn trên hành trình đi ra thế giới

“Ngay từ đầu đi ra thế giới, bà Thảo đã lựa chọn một cái tên mới dễ đọc, dễ hiểu và gắn bó với các câu chuyện của mình. Dù đi ra thế giới những thương hiệu, câu chuyện, cách phát triển phải phù hợp và thể hiện được linh hồn của chính đất nước mình” , bà Thảo bộc bạch.

Không chỉ thế, ngoài việc cà phê Việt đi ra thế giới, các thương hiệu lớn trên thế giới cũng đi vào Việt Nam. Đối diện với thách thức cạnh tranh này, bà Thảo cho rằng hơn 20 năm Trung Nguyên đã ở trong lòng mọi người với sự tự hào và yêu quý. Bản thân chính Trung Nguyên và  cà phê Việt phải tự đối diện với thử thách đó, phải nhìn nhận ra chính mình để thay đổi với thị hiếu và mong đợi của người dùng.