Cần chuẩn bị những gì khi kinh doanh cà phê?

Chú ý cẩn thận trong quy trình xây dựng cách quản lý kinh doanh cà phê

Kinh doanh cà phê ngày càng trở nên phổ biến hiện nay, thậm chí trở thành xu hướng được nhiều người lựa chọn khởi nghiệp. Tuy nhiên, công việc nào cũng vậy, muốn thành công cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và thực hiện chuẩn theo từng bước. Bạn đã biết bí quyết kinh doanh quán đồ uống, quán cà phê hiệu quả, ít thất bại nhất chưa?

Kinh doanh quán cà phê cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, thận trọng
Kinh doanh quán cà phê cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, thận trọng

Mời bạn hãy cùng tìm hiểu ngay những kinh nghiệm trong bài viết này để vững tâm bắt đầu hành trình kinh doanh nhé!

Chọn mô hình kinh doanh phù hợp

Bước đầu tiên cần chuẩn bị khi kinh doanh quán thức uống cà phê là chọn mô hình nhất quán
Bước đầu tiên cần chuẩn bị khi kinh doanh quán thức uống cà phê là chọn mô hình nhất quán

Mô hình kinh doanh cà phê có thể hiểu là lựa chọn hình thức kinh doanh, cách vận hành quán theo 1 cách thống nhất. Hiện nay có rất nhiều mô hình đa dạng thu hút sự quan tâm và đầu tư của các chủ doanh nghiệp, cơ sở.

Chẳng hạn như: Mô hình quán cà phê nhỏ, cà phê cóc, mô hình cà phê công sở, quán cafe Take Away, cà phê sân vườn, cà phê sách, cà phê văn phòng, thậm chí là cà phê chuỗi,…

Tùy vào sở thích, nhu cầu cũng như địa điểm, khu vực bạn đang nhắm để mở quán. Bạn có thể lựa chọn 1 mô hình cũng như quy mô sao cho phù hợp. Ngoài ra, đối tượng khách hàng cũng rất quan trọng, họ giúp bạn xác định được đúng phong cách quán mà bạn muốn vận hành. Bởi, phải đúng gu thì thực khách mới ghé đến nhiều, đem lợi nhuận, doanh thu về cho bạn đều đặn.

Chuẩn bị đủ vốn và mục tiêu kinh doanh

Sau khi đã chọn được mô hình kinh doanh cà phê, bước tiếp theo bạn cần phải tiến hành ngay là chuẩn bị vốn. Khả năng tài chính nhiều hay ít sẽ giúp bạn dễ dàng lên kế hoạch hơn ở việc mở quán cà phê nhỏ hay lớn. 

Nếu rộng rãi về ngân sách, thì việc sở hữu không gian sang trọng, rộng rãi, đầy đủ tiện nghi là điều không quá khó. Một số chi phí quan trọng nhất định phải tính toán, cân nhắc bao gồm: Tiền mua sắm vật dụng trang trí, tiền thuê mướn nhân viên, tiền mua bàn ghế, thiết bị, ly tách, tiền điện nước, Wifi, thậm chí là tiền thuê mặt bằng hàng tháng,…

Có rất nhiều món đồ cần thiết phải mua sắm khi kinh doanh cà phê, cho nên bạn phải thật cẩn thận. Những vật dụng nào có thể tiết kiệm được thì hãy tận dụng để không tiêu tốn quá lớn khoản chi phí mình đang có.

Bạn hoàn toàn có thể hỏi mua các thiết bị cũ được không ít người sang lại từ các quán cà phê ngưng hoạt động. Bạn hãy tra cứu trên các trang mạng, các hội nhóm trên Facebook, Website rao vặt,… Chắc chắn kinh phí bạn phải bỏ ra sẽ chỉ bằng 1 nửa so với việc mua mới.

Chọn địa điểm kinh doanh

Lựa chọn địa điểm kinh doanh cà phê ở khu vực đông đúc, nhiều người qua lại
Lựa chọn địa điểm kinh doanh cà phê ở khu vực đông đúc, nhiều người qua lại

Việc lựa chọn địa điểm kinh doanh cà phê, mở quán cũng vô cùng quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thành bại của bạn. Đương nhiên, 1 địa điểm nơi trung tâm đông đúc người qua lại sẽ đem đến cho quán lượng khách ổn định hơn. Thậm chí, bạn còn không cần phải tốn tiền để quảng cáo vẫn có khách đều đặn hàng ngày. 

Những chiếc quán cà phê cóc hay cà phê Take Away xe đẩy gọn nhẹ, thì không cần phải lo lắng vấn đề này. Vì bạn có thể luân chuyển, đổi dời địa điểm để tìm kiếm khách hàng, nhưng nhớ đảm bảo không lấn chiếm vỉa hè nhé! Các khu vực ngã tư, ngã ba sẽ là nơi lý tưởng để bạn kinh doanh thuận lợi.

Nếu bạn dự định mở quán cà phê cố định thì bước chuẩn bị này cực kỳ quan trọng, nhất định phải lựa chọn kỹ. Một số yếu tố bạn nên lưu ý bao gồm: Quán cà phê có không gian thoáng đãng, diện tích lớn, không ồn ào, khói bụi,… Các quán cafe nhượng quyền thì nên thiết kế theo kiểu không gian nhà kính, trang bị đầy đủ máy lạnh.

Chuẩn bị nguyên liệu, thiết bị, dụng cụ pha chế

Nguồn nguyên liệu tốt, thiết bị chất lượng cao và dụng cụ pha chế chuẩn, hiện đại sẽ giúp bạn làm ra những ly cà phê ngon hơn, khiến khách hàng hài lòng tuyệt đối. Chính vì vậy, khâu chuẩn bị cho các vật dụng này cũng cực kỳ quan trọng và cần thiết trong kinh doanh cà phê.

Hiện nay, trên thị trường có rất phong phú, đa dạng nhiều nguồn chuyên cung cấp nguyên vật liệu cũng như thiết bị, dụng cụ. Cho nên , bạn nhớ cân nhắc lựa chọn cho kỹ những nhà cung cấp uy tín nhất, đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra.

Xây dựng quy trình quản lý

Chú ý cẩn thận trong quy trình xây dựng cách quản lý kinh doanh cà phê
Chú ý cẩn thận trong quy trình xây dựng cách quản lý kinh doanh cà phê

Quán cà phê có mô hình kinh doanh càng lớn thì việc quản lý sẽ càng có nhiều vấn đề, nhiều khó khăn hơn. Chẳng hạn như nhân viên có đi đầy đủ, đúng giờ hay không, lượng nguyên vật liệu hàng ngày có thiếu hút, số lượng bán có khớp với số lượng hóa đơn, những khiếu nại của khách hàng về đồ uống hay cách phục vụ,…

Nếu không thể tự mình chu toàn, bạn nên thuê 1 nhân viên vào vị trí quản lý để có thể cân bằng mọi công việc. Như vậy, dù bạn không có mặt trong cửa hàng hay phải đi xa nhiều ngày vẫn có thể yên tâm.

Bạn mong muốn có quy trình làm việc, quản lý cửa hàng kinh doanh cà phê của mình như thế nào thì xây dựng trước. Sau đó, khi đã tuyển được nhân viên thì tiến hành Training, đào tạo để nhân viên đó nắm rõ mọi quy định, các bước làm việc, vận hành.

Khi đã nhuần nhuyễn, nhân viên quản lý sẽ là người thay bạn đào tạo nhân viên mới, chỉ dẫn quá trình làm việc. Ngoài ra, công việc quản lý còn là làm hóa đơn, báo cáo ngay, tiếp nhận phàn nàn, phản hồi từ khách. Nó giúp bạn kiểm soát tốt mọi phát sinh có thể xảy ra trong quán khi bạn vắng mặt.

Thế nhưng, bạn nên biết rằng, điểm yếu của nhân viên quản lý vẫn là con người đôi khi có sai sót do mệt mỏi. Do đó, bạn cũng thử cân nhắc sử dụng phần mềm quản lý quán cà phê nếu không bận quá nhiều việc.

Thuê và đào tạo nhân viên.

Nhân viên là đội ngũ tiếp xúc trực tiếp và nhiều nhất với khách hàng nên bạn cũng cần chuẩn bị tốt điều này. Muốn quán cà phê có số lượng khách hàng lớn hàng ngày, việc kinh doanh cà phê được thuận lợi, tuyển người phải hiệu quả. Trong những bí quyết kinh doanh của người thành công luôn đề cập đến vấn đề này, cho thấy tầm quan trọng của nó.

Tùy vào quy mô quán mà bạn có thể ước lượng số nhân viên sao cho phù hợp. Nếu quán vắng khách thì bạn sẽ giao thêm công việc khác cho nhân viên tiết kiệm đáng kể chi phí thuê nhiều người. Ví dụ nhân viên pha chế làm được luôn công việc lau dọn, chùi rửa ly, tách, nhân viên phục vụ trang trí quán,…

Trong quá trình tuyển dụng, bạn nên ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm để đỡ phải mất thời gian đào tạo hơn. Tuy nhiên, bạn lưu ý rằng, đây cũng là các đối tượng hay có tiểu xảo, có khả năng gian lận hơn nhân viên mới.

Học hỏi kinh nghiệm kinh doanh cà phê từ những người đi trước

Học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước cũng rất cần thiết trong kinh doanh cà phê
Học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước cũng rất cần thiết trong kinh doanh cà phê

Ngoài ra, bạn cũng nên học hỏi kinh nghiệm kinh doanh cà phê từ những người quen đi trước. Đây là những người có khá nhiều kinh nghiệm từ thành công cho đến cả thất bại. Con đường nào thành công, bạn sẽ tiếp tục phát huy, ngược lại thì cần hạn chế, thậm chí là tránh né.

Nói như vậy nhưng không hề đơn giản, bởi kinh nghiệm mà người khác tích lũy cũng mất khoảng thời gian khá dài. Cho nên, bạn cũng cần cân nhắc, thận trọng thêm, dựa vào tình trạng thực tế quán của mình mà áp dụng cho hiệu quả.

Kết luận

Trên đây là những điều hết sức quan trọng cần chuẩn bị khi bắt đầu kinh doanh cà phê mà bạn không nên bỏ qua. Tất cả đều có yếu tố quyết định bạn có thành công hay không, do đó nhất định phải kỹ lưỡng trong lựa chọn. Hy vọng rằng, bài viết của Lê Hoàng Diệp Thảo đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích, giúp bạn mở được quán cà phê chỉn chu nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.