Cafe là thức uống nổi tiếng được ưa chuộng trên toàn thế giới và tạo nên nền văn hoá thú vị của nhân loại. Vậy cafe có lịch sử hình thành như thế nào và du nhập vào Việt Nam ra sao? Hãy cùng tìm hiểu về khởi nguồn của cafe – một trong những thức uống không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta!
Khởi nguồn của cafe
Khởi nguồn của cafe được biết tới với sự phát hiện vào những năm 850s của một người dân chăn dê châu Phi tại Kaffa (Ethiopia ngày nay). Anh nhận ra một chú dê ăn phải một loại cây có hoa màu trắng, quả màu đỏ nâu thì chạy nhảy không biết mệt mỏi, anh đã đem loại quả này giới thiệu đến tu viện, họ đã ép nước quả của loại cây trên để uống và tỉnh táo cầu nguyện suốt đến đêm khuya. Kể từ đó cafe trở nên phổ biến tai Ethiopia, họ nhai và ép nước lấy nước uống từ lá cây, quả cây cafe. Và lúc bấy giờ, cafe gọi là Bona. Cây cafe trở thành một biểu tượng của vùng đất Ethiopia, cho tới ngày nay, người dân Ethiopita vẫn còn lưu giữ truyền thống của mình thông qua lễ hội cafe (coffee ceremony). Khi ông chủ nhà ngồi nói chuyện với khách, bà vợ sẽ rang cà phê bằng một cái đĩa sắt (trên một bếp than có đun các loại hương thảo), khi cà phê chuyển màu, chúng được giã nhỏ cho vào ấm nước cùng với một ích bột bạch đậu khấu hoặc quế để đun trên bếp. Khi nước sôi, hỗn hợp cà phê được rót ra cốc, thêm một thìa đường và mọi người nhấp loại cà phê đặc quánh.
Vào năm 1000, bác sĩ – nhà triết học Avicenna Bukhara viết các tài liệu đầu tiên mô tả các đặc tính chữa bệnh của cây cafe. Một thời gian, cây cafe bị lãng quên theo sự “ngủ đông” của nền văn hoá Ethiopia. Cho tới những năm 1400, những kẻ buôn nô lệ đã mang cafe từ châu Phi sang Ả Rập.

Mặc dù thời kỳ đầu được xem như một thứ thức uống với mục đích tôn giáo, nhưng sau đó cà phê đã nhanh chóng có mặt trong cuộc sống thường ngày. Người giàu thì có phòng riêng để thưởng thức cà phê, những kẻ không có điều kiện thì đến các quán cà phê.
Năm 1453, người Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu thêm các hương liệu khác để tăng sự thơm ngon cho cafe như đinh hương, thảo quả, quế, hồi,… Năm 1475, cafe góp mình vào văn hoá của nơi đây, Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí còn ban hành đạo luật cho phép phụ nữ ly hôn nếu chồng không chịu đưa cafe cho cô ta.
Khi quá phổ biến trong thế kỷ 16, cà phê đã mang tiếng là một thứ nước pha chế gây rối trong xã hội. Rất nhiều người trong giới cầm quyền nhận thấy thần dân của họ quá đà trong các quán cà phê. Nghiêm trọng hơn, là khi Khair-Beg, một thống đốc trẻ của Mecca nhận thấy mình bị nhạo báng ở các quán cà phê, ngài đả đặt cà phê ra vòng pháp luật bằng kinh Kora, kết quả là vào năm 1511, những quán cà phê ở Mecca bị buộc phải đóng cửa.
Café trở nên phổ biến ở châu Âu, tuy bị cấm ở một vài nơi. Vua Pope Clement VIII cấm việc uống café.
Năm 1511, Thủ tướng một nước Hồi giáo, Khair Beg, ra lệnh cấm café vì sợ nó gây những ý kiến phản đối do luật lệ mà ông ta đặt ra gây nên một cuộc cách mạng cafe. Quốc vương của Cairo can thiệp và nói với thống đốc “Coffee is Sacred”. Về sau thống đốc bị sát hại bởi những người Sultan.

Những người Thổ thuộc đế chế Ottoman đã chiếm cứ Yemen vào năm 1536, và ngay sao đó nhân cà phê trở thành một mặt hàng xuất khẩu quan trọng trên toàn đế chế của người Thổ. Cà phê lúc bấy giờ thường được xuất đi từ cảng Mocha của Yemen, bởi thế Mocha trở thành cái tên của cà phê vùng này. Từ Mocha cà phê được chở đến Suez rồi vận chuyển bằng lạc đà đến những nhà kho của người Alexandria, ở đó chúng được các thương nhân người Pháp và Venice mang đi.Và điều không tránh khỏi là người ta luôn tìm cách vượt qua các cấm đoán ngặt nghèo này, có thời điểm trong thập kỷ của năm 1600, một người Hồi giáo hành hương tên Baba Budan đã trộm 7 hạt cà phê (7 là con số linh thiêng, may mắn đối với các hội thần giáo Ấn Độ, Hy Lạp, Ai Cập, Do Thái cổ.. ) bằng cách buộc chúng vào bụng và đã trồng thành công ở miền nam Ấn Độ.
Các mốc thời gian nổi bật của lịch sử cafe:
Cuối thế kỉ 15: café ngày nay được sáng chế (người ta biết rang hạt cà phê lên và sử dụng nó làm đồ uống).
1600, người Ả Rập và Châu Phi được độc quyền sản xuất cafe.
1652 ở London lần lượt xuất hiện các quán cà phê đầu tiên của Vương quốc Anh.
1656 Việc uống café và mở tiệm café bị cấm tại Thổ Nhĩ Kỳ
1659 ở Pháp những quán đầu tiên được khai trương.
1669 café trở nên phổ biến ở Châu Âu
1683 Wien cũng có quán cà phê đầu tiên (do một người Ba Lan thành lập)
1672 Tiệm café đầu tiên ở Pháp được mở cửa
1690 Người Hà Lan trở thành những người đầu tiên kinh doanh và gieo trồng café như một thương phẩm, tại Ceylon và Java
1668 café đã thế chỗ bia, trở thành thức uống bữa sáng được yêu thích nhất tại New York
1697 Thuyền trưởng John Smith giới thiệu café với thị trường Bắc Mỹ
1700 Người Hà Lan và Pháp đã tiến hành cuộc chinh phạt và chiếm đảo Java và Martinique làm thuôc địa, bắt đầu việc gieo trồng cà phê ở đây. Hấu hết cà phê mà chúng ta gieo trồng ngày nay là giống hạt Arabica có xuất xứ từ Êtiôpia qua Yemen.
1710 người ta đã đem cây cà phê về châu Âu và trồng thử trong các khu vườn sinh vật
1714 café xuất hiện chính thức tại Mỹ
1721 Tiệm café đầu tiên ở Beclin được khai trương
1732 Johann Sebastian Bach sáng tác ra bản Kanata café (Coffee Canata)
1773 Uống café được coi là “nghĩa vụ quốc gia” đối với mỗi công dân Mỹ
Cuối thế kỉ 18 cây cà phê đã được trồng ở khắp các xứ sở nhiệt đới
1822 Máy espresso đầu tiên được tạo ra tại Pháp
1825 café xuất hiện ở Haoai
1850 Một người Pháp theo đạo Thiên Chúa Giáo đã đưa cà phê du nhập vào Việt Nam
1865 James Mason phát minh ra máy pha café(percolator)
1887 café xuất hiện ở Indochina
1896 café được giới thiệu với người Úc
Đầu những năm 1900: Uống café vào bữa trưa trở thành một thời gian “bắt buộc” ở Đức
1901 Luigi Bezzera phát minh ra máy chiết tách hương vị của café
1901 café uống liền (instant coffee) được phát minh bởi một nhà hoá học người Mỹ gốc Nhật
1908 Melitta Benz phát minh ra phin pha café
1909 café uống liền được tung ra thị trường
1938 Nescafé (café sấy bằng phương pháp đông lạnh) được phát minh
1942 Trong chiến tranh thế giới thứ hai, lính Mỹ được phát khẩu phần gồm cả café uống liền hiệu Maxwell House
1971 Hãng café Starbuck mở đại lý đầu tiên tại Seattle
Cafe du nhập vào Việt Nam
Coffea arabica là giống cà phê đầu tiên được đưa vào Việt Nam vào năm 1857, thông qua các nhà truyền giáo Pháp. Nó đã được thử nghiệm tại các nhà thờ Công giáo ở các tỉnh phía bắc, như Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh; và sau đó lan sang một số tỉnh miền trung, như Quảng Trị và Quảng Bình. Cuối cùng, cà phê đã được đưa đến các tỉnh phía Nam của Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Sau đó người ta mới phát hiện ra rằng Tây Nguyên là nơi thích hợp nhất để trồng cà phê.
Sau đó, vào năm 1908, người Pháp đã mang hai loại cà phê khác đến Việt Nam là Robusta (Coffea canephora) và Exelsa (Coffea exelsa). Không dừng lại, người Pháp đã thử nghiệm nhiều giống khác nhau từ Congo tại Tây Nguyên, và chứng kiến sự phát triển rất tốt của cà phê ở khu vực này.

Năm 1980 một chương trình phát triển cà phê ở Việt nam do công ty cà phê ca cao thuộc Bộ nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm xây dựng được trình lên Thường trực Hội đồng Bộ trưởng và được cho phép thực hiện. Tiếp đó là một loạt các hiệp định hợp tác sản xuất cà phê được ký kết giữa chính phủ Việt nam và Liên xô (trồng mới 20.000 ha cà phê), CHDC Đức (10.000 ha), Bungary (5.000 ha), Tiệp khắc (5000 ha) và Ba lan (5000 ha) – Theo Đoàn Triệu Nhạn, VICOFA.
Năm 1986 LH-XN-CPVN được sự hỗ trợ của các Bộ nộng nghiệp, Kế hoạch, Tài chính, Ngoại thương,… đã tổ chức Hội nghị phát triển cà phê trong các hộ gia đình nông dân ở các tỉnh Tây nguyên, duyên hải miền Trung và Đông nam bộ, gọi là Hội nghị cà phê nhân dân lần thứ nhất. Cùng với chính sách mới và có sự kích thích mạnh mẽ của giá cà phê trên thị trường quốc tế đang lên cao lúc đó, ngành cà phê Việt nam đã phát triển nhanh mạnh.
Vào cuối những năm 1990 Việt Nam trở thành nhà sản xuất cà phê hàng đầu ở Đông Nam Á và sau Brazil, nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê xanh thứ hai trên thế giới.